Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Tai biến mạch máu não

 
Có một sự thật mà không ai có thể phủ nhận được. Đó là tầm quan trọng mang tính chất lâu dài của việc phái minh ra máy đo Áp Suất Máu. Không biết loại máy này được phát minh ra từ khi nào. Nhưng từ khi có nó, thì không có một bệnh viện nào, một trung tâm y tế nào, và một phòng mạch hay trạm y tế nào là không cần đến nó, thậm chí ở các nước Âu- Mỹ hầu như gia đình nào cũng có nó. Nhất là trong gia đình có người bị mắc bệnh về tim mạch. Vì vậy máy đo áp suất máu coi như là dụng cụ phổ thông, tối cần thiết cho người hành nghề Y. Bởi vì nó có thể cho biết để kiểm soát những thông số cơ bản nhất, một cách nhanh chóng nhất, đơn giản nhất và chính xác nhất của tình trạng sự sống và sức khỏe tức thời. Đó là nhịp tim, sự tuần hoàn máu và dưỡng khí.
 
Và có một sự thật nữa là Tây Y đã sản xuất ra được những thứ thuốc hóa dược, có thể điều hòa kịp thời được Áp Suất Máu và nhịp tim về chỉ số an toàn.

Và cũng có một sự thật khác nữa mà không ai có thể phản biện được, là dù có máy đo áp suất máu để kiểm soát áp suất máu và nhịp tim, và có sẵn thuốc hóa dược về tim mạch để uống hàng ngày đến trọn đời, nhưng tỷ lệ tử vong về bệnh tim mạch và áp suất máu vẫn là tỷ lệ tử vong đứng hàng đầu trong các loại bệnh tật và thảm họa của loài người. (Chỉ riêng trên nước Đức, một nước công nghệ, có ngành Y Tế và chế độ chăm sóc sức khỏe cộng đồng vào loại hàng đầu thế giới.  Với tổng dân số là 80 triệu người, nhưng hàng năm có vào khoảng 350.000 người, tử vong do đột quị, nhồi máu cơ tim và tai biến não. Tức là cứ khoảng 230 người thì hàng năm thì có một người chết về bệnh tim mạch do đột quị)
  
Có máy móc đơn giản, tiện lợi và rẽ tiền để đo đạc, thông báo, kiểm soát, báo trước chỉ số áp suất máu, và có thuốc hữu hiệu uống đến trọn đời để khống chế áp suất máu cao về chỉ số an toàn. Có hệ thống y tế tối tân và một đội ngũ chuyên viên Y Khoa hùng hậu túc trực cúu hộ thường xuyên. Nhưng tại sao tỷ lệ người bệnh tử vong, đột quị do hội chứng áp suất máu cao vẫn không thuyên giảm mà ngược lại ngày càng gia tăng, và dù bất kỳ ở thế kỷ văn minh nào của loài người, thì nó vẫn là căn bệnh nan y của Thế Kỷ. Câu hỏi này Tây Y gần như bất lực. Không phải là họ không có cố gắng. Nhưng sự cố gắng của họ chỉ loay hoay trong việc xử lý triệu chứng nên họ đã thất bại.
 
Việc kiểm soát và khống chế áp suất máu cao bằng cách dập tắt triệu chứng thực ra là một thảm họa. Chỉ số áp suất máu cao được đưa về chỉ số an toàn bằng thuốc hóa dược và thuốc tim mạch là một việc lừa dối bệnh lý. Vì chỉ số áp suất máu an toàn đó là chỉ số giả. Do nguyên nhân của hội chứng áp suất máu cao vẫn chưa được xử lý triệt để, cho nên áp suất máu thực của bệnh nhân, vẫn ở dạng tiềm ẩn, nguy hiểm và đó cũng là mối đe dọa tính mạng luôn treo lơ lững trên đầu của bệnh nhân có bệnh áp suất máu cao.
  
Bởi vậy y lý của Đông Y xếp thủ pháp Y Khoa dập tắt triệu chứng mà không xử lý nguyên nhân vào loại Y Thuật Bá đạo. Đông Y không lấy việc dập tắt triệu chứng làm cứu cánh, mà lấy việc xử lý nguyên nhân bệnh lý làm Y Thuật chính thống, và xếp thủ pháp này vào hàng Thánh Đạo hay Vương Đạo. Trong việc xử lý bệnh Huyễn Vựng, Trúng Phong (áp suất máu cao, đột quị, tai biến mạch máu não). Đông Y cũng xử lý theo chiều hướng xử lý nguyên nhân, và đưa lại cho bệnh nhân chỉ số áp suất an toàn là chỉ số áp suất máu thực chứ không phải là chỉ số giả luôn tàng ẩn nguy hiểm của thủ thuật dập tắt triệu chứng.
 
Trong khái niệm bệnh lý của Đông Y không có khái niệm về Áp Suất Máu Cao. Mà chỉ có khái niệm về bệnh Huyễn Vựng và Trúng Phong. Lưu ý, khái niệm Trúng Phong ở đây không phải là bệnh trúng gió mà dân gian thường nói tới. Trúng Phong là bệnh lý do Phong Tà tắc bế mà sinh ra Nội Nhiệt, dẫn đến phong hỏa lộng hành thốc huyễn lên cao mà sinh ra đột quị.
  
Đông Y chia khái niệm Tà Khí ra hai loại, Ngoại tà và Nội tà. Ngoại tà là khí hóa của khí hậu bên ngoài, bao gồm Phong, Hàn, Táo, Nhiệt, Thử, Thấp tức là Gió, Lạnh, Hanh Khô, Nóng, Nắng và Ẩm Thấp. Ǹội tà tức là khí hóa bên trong cơ thể, gọi là Ngũ Khí, bao gồm, Phong thuộc gan, Hàn thuộc thận, Táo thuộc phế, Nhiệt thuộc tâm và Thấp thuộc Tỳ. Trong đó Gan thuộc Phong nhưng rất kỵ nhiệt. Hàn thuộc Thận lại cực sợ ẩm thấp, Nhiệt thuộc tâm lại kiêng cữ phong, Tỳ là thấp, Táo thuộc phế nhưng cả hai lại đại kỵ với hàn lạnh. Nếu các tạng phủ lâm nhiễm những cữ kỵ lâu ngày thì sinh nên chứng bệnh nguy nan. Gan bị gặp tà nhiệt thì Phong bế tắc. Tim gặp phong tà thì hỏa vượng mà sinh huyễn vựng. Thận bị Thấp thì suy. Tỳ gặp hàn thì hư. Phế bị lạnh thì cảm mạo...v..v..
 
Gan nhiệt, Thận suy, Tỳ hư, Tâm loạn là bốn nguyên nhân chủ yếu làm nên chứng Huyễn Vựng, Trúng Phong mà Tây Y gọi là chứng đột quị, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
  
Đông Y xử lý bệnh lý này bằng thảo dược mang đầy đủ các tính chất Tính, Vị, Khí để điều hòa Tinh, Khí, Thần, cùng với các liệu pháp dưỡng sinh, và ẩm thực để đưa mối quan hệ nội tại Huyết tàng Tinh, Tinh sinh khí, Khí dưỡng Thần, Thần điều Huyết vào trạng thái nhu thuần, ổn định để đào thải tận gốc rễ của bệnh lý. Liệu pháp của Đông Y tuy chậm mà chắc chắn và an toàn tuyệt đối là vậy.
 
Về thực tế lâm sàng. Hội chứng áp suất máu cao nếu được xử lý theo liệu pháp Tinh, Khí, Thần một cách hợp lý thì hoàn toàn có thể tránh được chứng đột quị, tử vong, hoặc di chứng của tai biến não.
  
Tùy theo chứng bệnh do huyết trệ mà Tinh nặng trược, không được tinh khiết trong sạch mà nên bệnh thì xử lý khâu Gan nhiệt, Thận hư mà liễm khí. Bệnh do Khí ứ trệ, cương thống thì điều hòa ở Tỳ Vị. Bệnh do tâm thần hoảng loạn, bức bối, sợ sệt, lo lắng...thì dưỡng lại Tâm Phế. Tùy chứng mà ra toa điều phương, ắt sẽ xóa được gốc bệnh, mà đưa lại sức khỏa an toàn cho người bệnh.
  
Nói tóm lại, Đông Y xử lý bệnh huyễn vựng, trúng phong tức là hội chứng và di chứng của áp suất máu cao bằng cách tùy chứng mà Bình Can, Bổ Thận, Điều Hòa Tỳ Vị và Dưỡng Tâm Phế.
  
Bằng các thủ thuật này người bệnh có hội chứng áp suất máu cao, điều trị rốt ráo theo thuật dưỡng sinh của Đông Y thì hầu như hoàn toàn không bị cái án đột quị treo lơ lững trên đầu nữa.
 
Không cần phải lấy dẫn chứng đâu xa. Những người bị bệnh áp suất máu cao, theo phương pháp khí công dưỡng sinh của Thầy Đỗ Đức Ngọc, của Thầy Hằng Trường...tất cả họ hầu như không có ai bị đột quị, tai biến mạch máu não nữa.
 
Và chính ở Trung tâm trị liệu của chúng tôi, cũng bằng phương pháp Khí Công Dưỡng Sinh, tất cả những bệnh nhân có áp suất máu cao đang dùng Tây Dược, dần dần đã bỏ thuốc, áp suất máu thực đã trở lại hoàn toàn ở chỉ số an toàn, bền vững và hơn 10 năm nay điều trị theo phương pháp điểm huyệt và hướng dẫn khí công dưỡng sinh. Hàng ngàn bệnh nhân áp suất máu cao mà chúng tôi điều trị không có một người nào bị đột quị và tai biến mạch máu não. Đó là minh chứng cụ thể nhất, rõ ràng nhất và thuyết phục nhất.

Trong những trường hợp bệnh nhân có cơn huyễn vựng cấp, có nghĩa là có cơn áp suất máu, tăng cao một cách đột ngột có các triệu chứng gây nguy cơ đột quị, như khi đo áp suất máu, chỉ số áp suất máu trên 180/100, nhịp tim quá thấp hoặc quá cao. Bệnh nhân người ngai ngái như sốt, mặt phừng, mắt đỏ, bải hoải tay chân, tay trái tê xuội...thì phương pháp điểm huyệt, day bấm huyệt vẫn có tác dụng đưa bệnh nhân về trạng thái an toàn nhan và kịp thời hơn các phương pháp cấp cứu của Tây Y, nếu như người bệnh hoặc nhân viên trị liệu nắm rõ các phương pháp.
 
Và các phương pháp này không có gì phức tạp cả. Nó đơn giản đến mức cho dù một người không có am hiểu gì Y Lý vẫn có thể ứng dụng được một cách dễ dàng.
  
Trong các trường hợp có trịêu chứng nguy hiểm có thể  đe dọa đến đột quị thì dùng các liệu pháp đã chú thích rõ ràng ở dưới các đồ hình dưới đây .̉  

alt

alt
  alt

alt
  alt

Trong các trường hợp áp suất máu cao thường xuyên có những cơn huyễn vựng chỉ số áp suất máu khi đo vượt ngưỡng an toàn, thì trước khi tìm ra gốc bệnh để xử lý từ từ thì cũng phải dùng thủ thuật điểm huyệt dập tắt triệu chứng dưới đây, để đưa chỉ số áp suất máu về chỉ số an toàn là ít nhất cũng phải được 135/ 85, nhịp tim từ 70 đến 80 lần phút. Thì chúng ta xử lý theo hướng dẫn dưới đây.

alt
   alt
  alt

alt
 

alt
  alt

   Đối với chuyên viên trị liệu, sau khi thăm khám, biết được cơn huyễn vựng có từ nguyên nhân nào, thì tùy chứng mà điểm huyệt theo các đồ hình dưới đây thì nhanh chóng đạt được kết quả an toàn và bền vững hơn
 
1/ Đối với áp suất máu cau do Tỳ hư
alt
   alt
  alt


2/ Tả Tâm Hỏa huyễn vượng
  alt

   alt

alt


3/ Bổ Thận Hư
  alt
    alt
  alt
   alt
 
alt
 
4/ Bình Can Nhiệt
alt
alt

alt

alt
 
Đối với một Lương Y, việc phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân sau đột quị, nhất là hội chứng baị liệt bán thân bất toại là một công việc hết sức cam go, một "trận chiến" mất rất nhiều thời gian và công lực. Mà "trận chiến" này một Lương Y đúng nghĩa không được phép từ chối trị liệu khi có bệnh nhân yêu cầu. Có một bí quyết để người Luơng Y không phải tham gia "trận chiến" bắt buộc theo lương tâm nghề nghiệp này, để tiết kiệm thời gian và bảo tồn nguyên khí cho việc chữa trị các bệnh khác đó là bí quyết cấy các "hạt nhân" phổ biến phương pháp tự điểm huyệt day bấm huyệt và khí công dưỡng sinh chống áp suất máu cao phòng chống đột quị.
 
Trong 4 chuyến công du đầu năm nay để trị bệnh dị ứng phấn hoa bằng phương pháp Khí công Điểm huyệt khắp Châu Âu của tôi vừa qua. Đến đâu tôi cũng có "cấy" một vài "hạt nhân" kiểu này. Tôi chọn một vài bệnh nhân có áp suất máu cao, người nào có chỉ số áp suất máu cao đến mức báo động có nguy cơ đột quị. Dùng những thủ thuật điểm huyệt như trình bày ở trên, thị oai cho họ thấy, tác dụng huyền diệu của thuật điểm huyệt. Sau đó hướng dẫn cho họ cách tự điểm huyệt, và một vài động tác khí công đặc thù trị bệnh áp suất máu cao. Sau khi họ tự kiểm soát và khống chế được chỉ số áp suất an toàn mà không dùng thuốc, tôi giao luôn cho họ trọng trách phổ cập sự trải nghiệm của chính mình đến bạn bè và cộng đồng nơi họ sinh sống. Đó là bí quyết có hiệu quả nhất để không phải tham gia những "trận chiến" hao tổn rất nhiều sinh lực với hội chứng bán thân bất toại sau đột quị, tai biến não.
 
Hy vọng trong đợt tập huấn Khí Công đợt cuối tháng 3 này, tại câu lạc bộ 4T của Học viện Đông Y Thành Phố Hồ Chí Minh và tại Trung tâm Y học bổ sung của Hiệp Hội UNESCO tại Hà Nội, tôi cấy được nhiều "hạt nhân" kiểu này trong số học trò và học viên của mình.
 
10.03.14
L.Y Quảng Nhẫn LTN thực hiện

CÁC HUYỆT VÀ THAO TÁC BỔ TẢ TRÊN 6 ĐƯỜNG KINH ÂM

CÁC HUYỆT VÀ THAO TÁC BỔ TẢ TRÊN 6 ĐƯỜNG KINH ÂM
(Phần này chủ yếu là cung cấp tư liệu cho bài giảng sắp tới)

 
alt
  ...Có nhiều người dùng thuốc Bổ Âm. Hỏi là bổ cái gì? Trả lời, không biết! Nghe nói bổ Âm là tốt thì cứ bổ.. hì hì...
Lại có nhiều Đàn Ông, nghe nói thuốc bổ Âm, lại tưởng là thuốc bổ của Đàn Bà, bảo dùng, không dùng, sợ bị liệt dương, uống nhiều trở thành Đàn Bà... he he he...
 
Bổ Âm là bồi bổ các Tạng Âm trong Lục Phủ Ngũ Tạng. Ngũ Tạng là 5 tạng, Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận. Là những cơ quan nội tạng chủ về Huyết Dịch trong cơ thể. Những cơ quan này cực kỳ quan trọng. Đương nhiên cơ thể là một thể thống nhất, hoạt động đồng bộ, cơ quan nào cũng cần thiết và quan trọng không thể thiếu được. Nhưng nói 5 tạng Âm quan trọng nhất, là vì nó rất nhạy cảm, dễ bị nhiễm bệnh, và thoái hóa nhanh theo tuổi tác...Cái quan trọng nhất là nó không thể ngưng hoạt động trong thời gian ngắn. Nếu những Tạng này ngưng hoạt động trong thời gian ngắn, có khi chỉ vài phút là có thể dẫm đến cái chết, ví dụ như Tim, ngừng đập hay Phổi ngưng thở chẳng hạn...Đối với các Phủ, có thể ngưng hoạt động trong thời gian dài cũng không sao. Ví dụ dạ dày, ngưng hoạt động, ruột ngưng hoạt động, có khi hàng mắy ngày cũng chưa thể đe dọa tính mạng một cách ngặt nghèo. Nhưng 5 Tạng thì không thể được, nên nói quan trọng là vậy
 
Lại nói hai loại bệnh lý nan y, khó chữa trị, mang lại tỷ lệ tử vong cao nhất là bệnh về Tim Mạch và bệnh Ung Thư. Bệnh Tim Mạch thì do Tim không nói làm gì. Nhưng trong các bệnh Ung Thư, thì Ung thư Phổi chiếm hàng đầu, kế đó là Ung thư Gan. Lại thêm chứng Tỳ hư gây nên bệnh tiểu đường, chứng Thận Hư, một tuyệt chứng khó chữa chạy nhưng lại hay bị mắc phải nhất vv..v...Tất cả những cái nhất đó đều thuộc về các cơ quan chủ về Huyết Dịch, đó chính là 5 Tạng Tim, Gan, Tỳ, Phế, Thận....

Bổ Âm chính là bồi bổ chính khí cho 5 Tạng dễ bị thoái hóa chức năng, và luôn luôn bị đe dọa này.

alt
  6 đường kinh Âm,gồm  3 kinh dài và 3kinh ngắn. 3 Kinh dài bắt đầu từ dưới các ngón chân chạy dọc theo phía trong chân lên bụng và kết thúc ở lòng ngực. 3 Kinh ngắn thì bắt đầu từ lòng ngực và chạy phía trong cánh tay, dẫn đến đầu các ngón tay.

Một Kinh dài khi nào cũng nối với một kinh ngắn bằng các lạc mạch ở vùng Ngực. Cho nên nói Ngực là nơi hội tụ các Kinh Âm.

Một kinh Âm dài nối với một kinh Âm ngắn trong vòng luôn chuyển của Khí Huyết (Xem Đồng Hồ Sinh Khí phía dưới) có quan hệ tương giao theo mối quan hệ Tỷ Muội. 6 Đường Kinh Âm nối với nhau từng cặp, Thận nối với Tâm bào/Màng bao tim. Gan nối với Phổi. Tỳ nối với Tâm. Vì vậy ảnh hưởng tương quan qua lại của đường Kinh và cơ quan tương ứng trong từng cặp rất rốt ráo và đậm nét đặc thù. Ví dụ, bệnh về Tâm, như tâm phiền não, hồi hộp lo âu, mắt ngủ...tinh thần hoảng hốt, lo lắng, ưu phiền, chưa hẳn là bệnh lý của Tim, mà chủ yếu là do Tỳ Hư, thì Thấp đưa lại là vậy. Hoặc, bệnh về Phế, như ho hen dị ứng, ngứa da..rụng tóc,...cũng chưa hẳn là do Phổi, mà do Gan đưa lại là thế. Nếu Thận Hư, chắc chắn là yếu khả năng tình dục, không có hứng thú phòng the, là bởi Kinh Thận nối với kinh Tâm bào, là kinh mạch chỉ về xúc cảm nhục dục. Vân vân và vân vân...

  alt
6 đường Kinh Âm là các cạnh màu đen nằm kế tiếp từng cặp trong ngôi sao 6 cạnh ở giữa Đồng Hồ Sinh Khí. Lưu ý, thời khí của các kinh mạch có ghi trên Đồng Hồ Sinh Khí cũng là các con số trong Đồ Hình Ngũ Hành Kim Cương Huyệt ở Đồ Hình Phía Dưới. Và màu sắc của các Kinh Mạch cũng là Màu Ngũ hành Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Mộc ở cả hai Đồ Hình. Và cũng là màu tượng trưng cho Ngũ Hành của các huyệt Tĩnh Vinh Du Kinh Hiệp có ghi ở Đồ Hình bên dưới

  alt
Các Đường Kinh Âm chính là các Kinh được biểu hiện các vòng tròn nhỏ phía trong hình tròn có đánh dấu hướng chuyển động theo chiều kim Đồng Hồ. Trong mỗi vòng tròn nhỏ nằm trong Vòng Tròn Màu Sắc Ngũ hành có ghi các huyệt đánh số theo thứ tự Huyệt Trên Đường Kinh, và số đó có tô màu. Huyệt mang số mấy của đường Kinh nào, có màu Đỏ là Huyệt Hành Hỏa, Màu Xanh Lá Cây là Huyệt Hành Mộc, Màu Xanh Tím là Huyệt hành Thuỷ, Màu Vàng là Huyệt Hành Thổ, Màu Trắng Ngà là Huyệt Hành Kim

Thuật Điểm Huyệt KIM CƯƠNG CHỈ NGŨ ĐÀI SƠN có liện quan đến Bát Hội Kim Cương Huyệt, tức là 8 huyệt vị có tính chất hóa giải Bách Bệnh bằng thủ thật chọc một Ngón tay. Và cách thành lập và xác định Bát Hội Kim Cương Huyệt lại chủ yếu dựa vào Ngũ hành Huyệt: Tĩnh Vinh Du Kinh Hiệp và được kiến tạo lại trong vòng chuyển hóa của số 8 Huyền Bí. Bát Hội Kim Cương Huyệt lại chủ yếu tọa lạc ở vùng lưng gáy. Liên hệ mật thiết với 5 Tạng bằng thuật Tý Ngọ Thể Chú. Vì vậy trước khi đi vào nhận dạng Bát Hội Kim Cương Huyệt. Tôi xin đưa ra 12 đồ hình, bao gồm các huyệt Tả Bổ và các thao tác Tả Bỗ trên 6 Đường Kinh Âm của Y Lý Cổ Truyền (Đây là kiến thức Kinh Điển Đông Y, bổ tả theo Ngũ hành, chứ không phải của tôi hay của môn phái nào cả. Tôi chỉ cô động lại bằng hình vẽ cho dễ tiếp thu mà thôi).

(Những đồ hình này không những là những kiến thức cơ bản của Thuật Bổ Tả trong điểm huyệt, mà nó cũng chính là kiến thức cần thiết phải nắm của một Thầy Thuốc Đông Y. Ngoài ra nó là cơ sở lập thành Bát Hội Kim Cương Huyệt. Vì vậy các đệ tử và các bạn quan tâm đến môn điểm huyệt này, nên lưu tâm coppy lại làm tài liệu đối chứng sau này khi được truyền dạy Tuyệt Kỹ của bổn môn.

Tác dụng của Bát Hội Kim Cương Huyệt rất huyền nhiệm. Ví dụ chỉ cần một ngón tay điểm chỉ vào một huyệt là có thể cắt ngay một cơn thống phong đang hoành phát dữ dội. Hoặc chỉ cần điểm một Huyệt Kim Cương đúng cách là có thể hạ ngay một cơn huyễn vựng nguy hiễm của bệnh Áp suất máu cao chẳng hạn....Cho nên các bạn phải lưu tâm từ nền tảng cơ sở của nó, mới có thể liễm hóa được tinh tuý của Bát hội Kim Cương Huyệt.̣)
 
12 THỦ THUẬT BỔ/TẢ TRÊN 6 ĐƯỜNG KINH ÂM
 
alt
  
    alt
  
alt
 
   alt
  ____________________________________________________
   
 
alt
 
alt
 
alt

alt
  ________________________________
  

alt
 
alt
 
alt

alt
  (Còn Nữa)

12.02.14
QN lê thuận nghĩa

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

NĂNG LỰC CỦA TIẾNG CHUÔNG Theo tín ngưỡng của Phật giáo đồ cho rằng âm vang của chuông thần biến khắp muôn nơi vạn hương, làm vơi bớt nỗi đau khổ của cuộc đời, thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông nầy liền được giải thoát. Lại nữa tiếng chuông chùa thanh thoát của có thể giúp cho loài quỉ đói nhẹ bớt lòng tham lam sân hận giải thoát kiếp đọa đày. Tín đồ Phật giáo quan niệm rằng khi đánh chuông nhờ năng lực của chuông mà âm siêu dương thới nên thường phía bên trong họ dán những tên họ vào để cầu người chết mau siêu thoát kẻ sống chóng qua khỏi tai ương… Quyển A Dictionnary of Symbols (London, 1692, trang 23) cho rằng âm thanh của chuông là biểu trưng của năng lực sáng tạo. Chuông treo lơ lửng là tượng trưng cho sự huyền bí của trời đất. Hình dáng của chuông xuất phát lấy từ hình vòm trời. Phần Thánh Tiết, Bộ Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui chép: “Đánh đại chung vì để vân tập Tăng chúng lên đại điện và cảnh tỉnh sự hôn trầm”. Tiếng chuông đầu hôm là nhắc nhở mọi người biết rằng cơn vô thường đến với tất cả chúng ta bất kỳ lúc nào không hứa hẹn, thời gian rất ngắn ngủi và nhanh chóng, đánh vào lúc gần sáng là khuyên mọi người hãy tinh tấn tu hành hầu thoát khỏi cảnh khổ đau không vướng mắc vào con đường tội lỗi, mau vượt ra vùng luân hồi sanh tử. Tiếng chuông sớm hay chiều không những cảnh tỉnh dương thế mà còn lan toả khắp cùng pháp giới thấu suốt đến chốn điạ ngục đau khổ tối tăm. Ý nghĩa số tiếng khi đánh chuông: Nhịp hai tiếng: Tiêu biểu cho nhị đế – tục đế và chơn đế. Ý nói chân lý của Phật dung thông không ngăn ngại, bao trùm khắp cả pháp thế gian và xuất thế gian. Lôi thất: Tiêu biểu cho thất chi tội. Hành giả sau khi đoạn trừ được bảy chi tội nầy thì liền chứng vào thất giác chi: Trạch pháp, khinh an, hỷ, trừ, xả, định, niệm. Đánh ba tiếng: Chúng sanh từ bấy lâu do ba nghiệp sáu căn gây tạo nhiều tội lỗi về sau sẽ đọa vào ba đường dữ địa ngục ngạ quỉ súc sanh. Nhưng cũng có ý nghĩa là trừ ba độc tham sân si để vượt lên ba giải thoát chứng đắc ba đc: Pháp thân đức, bát nhã đức, giải thoát đức. Đánh 108 tiếng: Tượng trưng cho diệt trừ hết 108 phiền não, 108 tam muội mỗi chày đánh lên mà thành tựu. Bộ Cam Châu chép: “Phàm đánh 108 tiếng chuông là để tương ứng với con số 12 tháng 24 khí 72 hầu”. Dứt bốn tiếng: Một hành giả dành trọn đời mình tu tập theo giáo pháp của Đức Phật không ngoài mục đích là sao cho tiêu trừ được bốn tướng sanh lão bệnh tử và chuyển thành bốn trí: *Thành sở tác trí: Năm thức trước nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. *Diệu quan sát trí: Thức thứ sáu – Ý thức. * Bình đẳng tánh trí: Thức thứ bảy – Mạt Na thức. * Đại viên cảnh trí: Thức thứ tám – A Lại Da thức. Hành giả khi nghe tiếng chuông sẽ liền chắp tay phát nguyện: Phiên âm Nguyện thử chung thinh siêu Pháp giới, Thiết vi u ám tất giai văn, Văn trần thanh tịnh, chứng viên thông, Nhất thiết chúng sanh thành chánh giác. Dịch nghĩa: Cầu tiếng chuông nầy thấu các pháp giới Trong Thiết Vi tối tăm thảy đều nghe Việc trần trong sạch chứng bực viên thông Tất cả chúng sanh thành chánh giác. Với năng lực siêu nhiên ấy, tiếng chuông có thể làm cho con người vơi đi biết bao phiền não, phát sanh trí huệ nuôi lớn tâm bồ đề khiến cho chính mình thoát khỏi ba đường ác và thành tựu được đạo quả giải thoát. Như vậy tâm nguyện tự lợi lợi tha luôn luôn hiện hữu trong mỗi hành giả khi nghe tiếng chuông: Phiên âm: Văn chung thinh, phiền não khinh; Trí huệ trưởng, bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh Nguyện thành Phật, độ chúng sanh. Án dà ra đế da ta bà ha (3 lần) Dịch nghĩa: Nghe tiếng chuông phiền no nhẹ Trí huệ lớn đại đạo sanh Lìa địa ngục khỏi hầm lửa Cầu thành Phật độ các loài. Án dà ra đế da ta bà ha. (3 lần) Đây chính là tán thán sự diệu dụng sâu xa khó nghĩ bàn của tiếng chuông. Ngoài ra tiếng chuông khi phát ra còn nói lên sự vận hành của vũ trụ, tiêu biểu chơn lý của một Tôn giáo. Song tiếng có ba loại khác nhau: 1. Tiếng có chấp thọ chủng lớn là tiếng của tất cả loài hữu tình. Tiếng không chấp thọ chủng lớn là tiếng gió, mưa… của tất cả loài vô tình phát ra. Tiếng cả hai chấp thọ chủng lớn, phải đợi người (hữu tình) dùng chày gỗ (vô tình) đánh vào tiếng mới phát ra. Chính là tiếng chuông nầy vậy. Chuông được dùng chày gỗ để đánh: Theo ngũ hành tướng sanh và ngũ hành tương khắc thì kim khắc mộc chính vì thế dùng chày gỗ đánh chuông thì tiếng sẽ kêu to và vang xa. Hơn nữa chày có chạm hình con cá. Theo quyển Mười Vạn Câu Hỏi Vì sao NXB Văn Hóa Sài Gòn: “Cá không có mi mắt do đó khi ngủ cá không thể nhắm mắt”. Và cá là loài thích hoạt động, ngụ ý là khi đánh tiếng chuông vang ra có công năng thức tỉnh lòng người. Hơn nữa Phật pháp không lìa tất cả các pháp thế gian, khi nhìn thấy chiếc lá rơi, dòng nưóc chảy, một áng mây bay trên nền trời… đều là những cảnh tượng để ta quán chiếu lại tự tâm nương vào ngoại cảnh để tỏ suốt nguồn tâm, không hướng ngoại để truy cầu

NĂNG LỰC CỦA TIẾNG CHUÔNG



          Theo tín ngưỡng của Phật giáo đồ cho rằng âm vang của chuông thần biến khắp muôn nơi vạn hương, làm vơi bớt nỗi đau khổ của cuộc đời, thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông nầy liền được giải thoát. Lại nữa tiếng chuông chùa thanh thoát của có thể giúp cho loài quỉ đói nhẹ bớt lòng tham lam sân hận giải thoát kiếp đọa đày. Tín đồ Phật giáo quan niệm rằng khi đánh chuông nhờ năng lực của chuông mà âm siêu dương thới nên thường phía bên trong họ dán những tên họ vào để cầu người chết mau siêu thoát kẻ sống chóng qua khỏi tai ươngQuyển A Dictionnary of Symbols (London, 1692, trang 23) cho rằng âm thanh của chuông là biểu trưng của năng lực sáng tạo. Chuông treo lơ lửng là tượng trưng cho sự huyền bí của trời đất. Hình dáng của chuông xuất phát lấy từ hình vòm trời.
          Phần Thánh Tiết, Bộ Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui chép: “Đánh đại chung vì để vân  tập Tăng chúng lên đại điện và cảnh tỉnh sự hôn trầm”.
          Tiếng chuông đầu hôm là nhắc nhở mọi người biết rằng cơn vô thường đến với tất cả chúng ta bất kỳ lúc nào không hứa hẹn, thời gian rất ngắn ngủi và nhanh chóng, đánh vào lúc gần sáng là khuyên mọi người hãy tinh tấn tu hành hầu thoát khỏi cảnh khổ đau không vướng mắc vào con đường tội lỗi, mau vượt ra vùng luân hồi sanh tử. Tiếng chuông sớm hay chiều không những cảnh tỉnh dương thế mà còn lan toả khắp cùng pháp giới thấu suốt đến chốn điạ ngục đau khổ tối tăm.
          Ý nghĩa số tiếng khi đánh chuông:
         Nhịp hai tiếng: Tiêu biểu cho nhị đế – tục đế và chơn đế. Ý nói chân lý của Phật dung thông không ngăn ngại, bao trùm khắp cả pháp thế gian và xuất thế  gian.
          Lôi thất: Tiêu biểu cho thất chi tội. Hành giả sau khi đoạn trừ được bảy chi tội nầy thì liền chứng vào thất giác chi: Trạch pháp, khinh an, hỷ, trừ, xả, định, niệm.
         Đánh ba tiếng: Chúng sanh từ bấy lâu do ba nghiệp sáu căn gây tạo nhiều tội lỗi về sau sẽ đọa vào ba đường dữ địa ngục ngạ quỉ súc sanh. Nhưng cũng có ý nghĩa là trừ ba độc tham sân si để vượt lên ba giải thoát chứng đắc ba đc: Pháp thân đức, bát nhã đức, giải thoát đức.
        Đánh 108 tiếng: Tượng trưng cho diệt trừ hết 108 phiền não, 108 tam muội mỗi chày đánh lên mà thành tựu.
          Bộ Cam Châu chép: “Phàm đánh 108 tiếng chuông là để tương ứng với con số 12 tháng 24 khí 72 hầu”. 
          Dứt bốn tiếng: Một hành giả dành trọn đời mình tu tập theo giáo pháp của Đức Phật không ngoài mục đích là sao cho tiêu trừ được bốn tướng sanh lão bệnh tử và chuyển thành bốn trí:
          *Thành sở tác trí: Năm thức trước nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
          *Diệu quan sát trí: Thức thứ sáu –  Ý thức.
          * Bình đẳng tánh trí:  Thức thứ bảy – Mạt Na thức.
          * Đại viên cảnh trí: Thức thứ tám – A Lại Da thức.
          Hành giả khi nghe tiếng chuông sẽ liền chắp tay phát nguyện:
Phiên âm
Nguyện thử chung thinh siêu Pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn,
Văn trần thanh tịnh, chứng viên thông,
Nhất thiết chúng sanh thành chánh giác.
Dịch nghĩa:
Cầu tiếng chuông nầy thấu các pháp giới
Trong Thiết Vi tối tăm thảy đều nghe
Việc trần trong sạch chứng bực viên thông
Tất cả chúng sanh thành chánh giác.
          Với năng lực siêu nhiên ấy, tiếng chuông có thể làm cho con người vơi đi biết bao phiền não, phát sanh trí huệ nuôi lớn tâm bồ đề khiến cho chính mình thoát khỏi ba đường ác và thành tựu được đạo quả giải thoát. Như vậy tâm nguyện tự lợi lợi tha luôn luôn hiện hữu trong mỗi hành giả  khi nghe tiếng chuông:
Phiên âm:
Văn chung thinh, phiền não khinh;

Trí huệ trưởng, bồ đề sanh,
Ly địa ngục, xuất hỏa khanh
Nguyện thành Phật, độ chúng sanh.
Án dà ra đế da ta bà ha (3 lần)
Dịch nghĩa:
Nghe tiếng chuông phiền no nhẹ
Trí huệ lớn đại đạo sanh
Lìa địa ngục khỏi hầm lửa
Cầu thành Phật độ các loài.
Án dà ra đế da ta bà ha. (3 lần)
          Đây chính là tán thán sự diệu dụng sâu xa khó nghĩ bàn của tiếng chuông. Ngoài ra tiếng chuông khi phát ra còn nói lên sự vận hành của vũ trụ, tiêu biểu chơn lý của một Tôn giáo.
Song tiếng có ba loại khác nhau:
          1. Tiếng có chấp thọ chủng lớn là tiếng của tất cả loài hữu tình.
          Tiếng không chấp thọ chủng lớn là tiếng gió, mưa… của tất cả loài vô tình phát ra.
          Tiếng cả hai chấp thọ chủng lớn, phải đợi người (hữu tình) dùng chày gỗ (vô tình) đánh vào tiếng mới phát ra. Chính là tiếng chuông nầy vậy.
          Chuông được dùng chày gỗ để đánh: Theo ngũ hành tướng sanh và ngũ hành tương khắc thì kim khắc mộc chính vì thế dùng chày gỗ đánh chuông thì tiếng sẽ kêu to và vang xa. Hơn nữa chày có chạm hình con cá. Theo quyển Mười Vạn Câu Hỏi Vì sao NXB Văn Hóa Sài Gòn: “Cá không có mi mắt do đó khi ngủ cá không thể nhắm mắt”. Và cá là loài thích hoạt động, ngụ ý là khi đánh tiếng chuông vang ra có công năng thức tỉnh lòng người.
          Hơn nữa Phật pháp không lìa tất cả các pháp thế gian, khi nhìn thấy chiếc lá rơi, dòng nưóc chảy, một áng mây bay trên nền trời… đều là những cảnh tượng để ta quán chiếu lại tự tâm nương vào ngoại cảnh để tỏ suốt nguồn tâm, không hướng ngoại để truy cầu

Xa xưa khi dich hạch hoành hành ở châu âu các nhà chùa thường kéo chuông nhà thờ có tác dụng làm giảm số người tử vong do bệnh dịch