Nội dung toa thuốc như sau:
 
- Bạch hồ tiêu(hạt tiêutrắng) -------7 hạt
- Gạo nếp ---------------------------   7 hạt
- Hạnh nhân --------------------- ----10 gr
- Chi tử --------------------------------7   gr
- Đào nhân ----------------------------7   gr
 
Nghiền lẫn 5 vị trên thành bột, dùng trứng gà nhào thành bánh, trước khi đi ngủ đắp vào lòng bàn chân (nam bên trái, nữ bên phải). Xong dùng vải thô bọc chặt lại. Ngày hôm sau gỡ ra, biến thành màu xanh là tác dụng trị bệnh có hiệu quả. Người bệnh nặng làm 3 lần liên tục trong 3 ngày, người bệnh nhẹ 2 lần.
  
 Khi người đồng nghiệp, đưa phương toa về, muốn ứng dụng ngay. Nhìn qua phương toa, thấy các vị thuốc có tính độc, tác dụng thanh nhiệt, hạ hoả , phá huyết, hành ứ, chủ yếu có tác dụng đi vào hai kinh Can và Tâm. Tôi hơi ngần ngại, vì nếu bệnh nhân huyết áp cao có nguyên nhân từ Thận hư, thì toa thuốc này không có lợi. Nhưng phương toa chỉ đắp ngoài mức độ ảnh hưởng của vị độc không đáng ngại, vì vậy tôi cũng đồng ý dùng thử, nhưng chỉ với bệnh nhân có lựa chọn, chống chỉ định do nguyên nhân từ Thận hư.
   
Điều trị trên một bệnh nhân đang dùng thuốc hàng ngày, ngày thứ nhất, vẫn dùng thuốc, ngày thứ hai cho ngưng thuốc, qua khỏi ngày thứ 3, tình trạng áp suất máu rất ổn định, chỉ số áp suất 135/ 90( trước đó lúc có uống thuốc chỉ số là 145/95). Sau một tuần không uống thuốc, chỉ số áp suất máu vẫn ổn định, bệnh nhân không còn đau đầu, chóng mặt và mất ngủ như trước nữa. Sau 3 tuần , có hiện tượng áp suất máu lại tăng, chúng tôi áp dụng một liệu trình nữa, từ đó về sau, tình trạng luôn ổn định.
  
Thử nghiệm trên một bệnh nhân, đã trải qua một lần bị tai biến mạch máu nhẹ, đang sử dụng các loại thuốc tây chống áp suất máu cao, và thuốc làm loãng máu. Bệnh nhân này do xơ cứng động mạch, trong máu có mỡ, và có rất nhiều áp lực thần kinh từ công việc, liệu trình thứ nhất, áp suất máu vẫn không thay đổi khả quan, nhưng bệnh nhân giảm đau đầu, và ngủ được, không còn đau vùng cổ gáy nữa. Liệu trình thứ 2, chúng tôi áp dụng cả luyện tập tĩnh công (Lục Tự Khí Công), và tự day  bấm huyệt , thì tình trạng huyết áp giảm dần, qua một thời gian, không dùng thuốc, áp suất máu vẫn ở chỉ số an toàn cho phép, duy chỉ có bệnh nhân vẫn dùng thuốc loãng máu, vì đó là chỉ định của chuyên môn, chúng tôi không được phép khuyên bệnh nhân bỏ uống thuốc này.
 
Nói tóm lại qua thời gian thử nghiệm, phân tích và nghiên cứu, chúng tôi thấy toa thuốc có tác dụng tốt, trong việc kết hợp trị bệnh huyết áp cao. Nhưng với bệnh nhân có nguyên nhân về suy chức năng tim, và suy thận nặng thì không có tác dụng. Đặc biệt bệnh nhân suy thận, có xu thế không an toàn. Đối với nguyên nhân do rối loạn hóc môn tuyến thượng thận, và tuyến giáp trạng, thì xác suất ổn định chỉ chiếm 50% tuỳ bệnh chứng.
Đối với nguyên nhân do stress, áp lực thần kinh, và nguyên nhân từ sự điều tiết của gan thì có tác dụng rất hữu hiệu. Đặc biệt, tuỳ bệnh chứng và thể trạng cơ thể mổi tháng sử dụng phương toa này từ 1 đến 2 lần( có nghĩa chỉ đắp 1 hoặc 2 lần)
kết hợp với 1 vài động tác đơn giản day bấm huyệt (tôi sẽ cập nhật trong nay mai), thì khả năng xảy ra đột quị rất thấp (hầu như không bị)
  

 Vì vậy việc lý giải Toa thuốc chống Huyết áp cao này cũng nghiêng nặng về y lý cổ truyền, chứ không nặng về Y học thực dụng.
  

1) Nguyên nhân gây nên bệnh Huyết áp cao:
a) Theo y học hiện đại:
- Nguyên nhân thường gặp nhất là mạch máu bị nghẽn hẹp, do xơ vữa hoặc kết mỡ
 - Rối loạn chức năng hệ thống tuần hoàn, mà nguyên nhân có từ suy chức năng của Tim
- Do áp lực thần kinh quá tải
- Nhiễm trùng, nhiễm độc
- Rối loạn Hóc môn  -  Dị ứng
- Và rất nhiều nguyên nhân có từ việc sai lầm trong chế độ ăn uống
 
Những triệu chứng thường gặp : Đau đầu, chóng mặt , ù tai hồi hộp, nóng nảy bất an, bồn chồn lo lắng , mất ngủ, đau vùng vai gáy v..v.. 
   
b) Theo y lý cổ truyền :
  -  Khí hư ở Tâm Kinh và Phế Kinh
- Huyết thực ở Can kinh
- Khí huyết uất trệ ở Tỳ vị
- Rối loạn tam tiêu
- Thận âm hư
-  Can Thận bất túc
- Thủy-Hỏa vị tế
 
2) Các vị thuốc trong toa:
     
a) Bạch Hồ Tiêu ( tiêu sọ, hột tiêu chín , phơi khô , xát vỏ ngoài):
 - Hồ tiêu còn có tên gọi là Hạt tiêu, Cổ Nguyệt, Bạch cổ nguyệt (tiêu trắng), Hắc cổ nguyệt (tiêu đen)
-  Tên khoa học Piper, thuộc họ hồ tiêu
- Xuất xứ từ nước Hồ , chữ Hồ theo cách đọc Hán ngữ là  là do chữ Cổ và chữ Nguyệt ghép lại nên mới có tên Cổ Nguyệt ( tôi có đọc một câu thơ của một tác giả hiện đại viết rằng : em như vầng cổ nguyệt trong tôi - có nghĩa là em như một nắm tiêu trong tôi- chắc cay chết- hì hì )
- Bạch hồ tiêu (tiêu sọ) là loại tiêu hái vào lúc quả đã thật chín, sau đó chà sạch vỏ ngoài, sau đó ngâm xuống nước từ 3 đến 4 ngày, chà sạch vỏ đen lần nữa, loại này có màu trắng ngà, xám, ít nhăn nheo, ít thơm nhưng cay hơn.
-  Tác dụng dược lý:  Dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, nhưng dùng liều lớn có thể làm tổn hại niêm mạc dạ dày, gây sưng huyết và viêm cục bộ, gây sốt, viêm đường tiểu tiện, đi đái ra máu ( vì vậy mà lần đầu tôi ngần ngại cho bệnh nhân HAC có nguyên nhân từ Thận hư là vậy). Ngoài ra Hồ tiêu còn có tác dụng trong các toa thuốc làm giảm đau nhức, như đau răng, đau bụng...
 
b) Hạnh nhân:
   
Còn có tên gọi Nam hạnh nhân, khổ hạnh nhân, Ô mai, Mơ, má pheng ( Thái), tên khoa học Prunus amenica, thuộc họ hoa hồng
Hạnh nhân tính hơi độc, tác dụng vào hai kinh tâm và phế, có tác dụng trấn an thần kinh, chữa ho, khó thở nôn mửa, đau dạ dày, nhuận tràng, trừ đờm...
Dược thảo ở nước ta không có vị hạnh nhân, mà thường dùng Đào nhân
   
c) Đào nhân :
Tên khoa học là Prumus peica, thuôc họ hoa hồng
Theo tài liệu cổ, Đào nhân có vị đắng ngọt, tính bình vào hai kinh Tâm và Can, có tác dụng phá huyết hành ứ, nhuận táo, hoạt trường, dùng chữa huyết ứ, chữa ho làm tiêu những chất ở bụng dưới, sát trùng, thanh nhiệt.
   
d) Chi tử:
 
Còn có tên gọi là Dành dành, Sơn chi tử, thuộc họ cà phê
Chi tử là quả Dành Dành chín phơi hay sấy khô.( Chi là chén đựng rượu, tử là quả hay hạt, vì quả dành dành giống cái chén đựng rượu ngày xưa, nên gọi là chi tử)
- Chi tử được dùng từ lâu trong đông y, theo tài liệu cổ, Chi tử có vị đắng, tính hàn vào 3 kinh, tâm phế và tam tiêu, có tác dụng tả hỏa, lợi tiểu, cầm máu, dùng cho những người sốt, bồn chồn khó ngủ, miệng khát họng đau, mắt đỏ da vàng, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, tiểu tiện ra máu....
 
 Nhìn qua thành phần của Toa chúng ta thấy, hạt nếp chỉ là chất dính kết, và có tính bình vị thuốc, Hạnh nhân và Đào nhân có tác dụng gần giống nhau, như vậy toa thuốc chủ về ba vị chính Bạch hồ tiêu, Hạnh và Đào nhân và Chi tử . Cả ba vị đều có dược tính đi vào 3 kinh chính là Gan, Thận, và Tâm, ngoài ra còn trực tiếp ảnh hưởng đến Tam tiêu, và phế. Và đều có tác dụng hành huyết, khu ứ, thông khí, thanh nhiệt, hạ hỏa....Đó là những đặc điểm yêu cầu của dược liệu để dập tắt những triệu chứng vốn có của bệnh Huyết áp cao. Về đặc tính của phương toa, đây là một toa nặng về Phép Tả, không có tính chất bồi bổ ( Bá đạo).
Điểm cần làm sáng tỏ của Phương toa này, là tại vì sao phải đắp ở lòng bàn chân, và việc đắp chân tả (trái) cho nam giới, chân hửu (phải) cho nữ giới có ý nghĩa gì trong phương toa. Và điểm quan trọng tối hậu là tại vì sao có người khỏi bệnh rất nhanh, có người lại cầm chừng, và đôi khi lại có xu thế xấu đi. Và tại vì sao phương toa này kết hợp với một vài động tác day bấm huyệt đơn giản lại có khả năng phòng chống đột quị (tai biến mạch máu não) rất cao.
 
Muốn làm sáng tỏ những vấn đề, chúng ta cần phải hiểu sơ bộ, những nguyên nhân gây nên bệnh Huyết áo cao theo y lý Đông phương.
Như đã trình bày trên nguyên nhân gây nên bệnh áp suất máu cao là do 7 nguyên nhân chủ yếu, và qui tụ về 4 cơ quan nội tạng, đó là Tim, Gan, Thận, và Tam tiêu
Ta thử tìm hiểu những bệnh chứng trên xem sao.
- Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh này là Thận suy, mà chủ yếu là Thận Âm suy (nguyên nhân làm cho suy chức năng thận là do viêm, nhiễm hoặc hoạt động tình dục quá độ).
Thận là nguồn gốc của thiên nhiên Thuộc hành Thủy. Công năng chủ yếu là tàng nạp tinh khí, và là Nguyên Âm, Nguyên Dương của Cơ thể, cho nên Thận chỉ tàng trữ chứ khhông được phép hao tán. Thận bên trái là Chân Dương (tả thận). Thận bên phải là Chân Âm ( hữu thận), còn Mệnh môn thì ở giữa.
Thận âm hư có các triệu chứng sau. Đầu choáng váng, hoa mắt ù tai, mất ngủ, mồ hôi trộm, đau lưng mỏi gối, tâm phiền nhiệt, di hoạt tinh, Xích mạch tế sác, có thể liên hệ đến chứng thần kinh suy nhược ( cách chữa tư dưỡng hữu thận dùng toa Lục vị hoàn, hoặc bát vị tri bá). Thận âm hư cho nên không có đầy đủ chân khí, để hoạt khí khắp châu thân, không vận dụng được thủy khí để đưa lên dập tắt Tâm hỏa uất vượng mà sinh ra cuồng nhiệt, tổn hại đến Kinh mạch, đó là nguyên nhân gây nên chứng Hỏa Vượng ( huyết áp cao). Hư thì phải bổ đó là cái lý đương nhiên của Y đạo. Nhưng toa thuốc trên không có tác dụng bồi bổ thận âm. Cho nên những người mắc bệnh huyết áp cao từ nguyên nhân này, toa thuốc trên không có hiệu quả là vậy. Cho nên chúng ta phải cẩn trọng trong việc dụng toa. Thông thường những người huyết áp cao có từ nguyên nhân này, có triệu chứng, tình trạng áp suất máu trồi sụt thất thường, và không phải là những người béo phì, và có tâm tính không cuồng nhiệt, hay bứt rứt ưu phiền, và tự ty.
 
 Hầu hết những triệu chứng thoát hiện ra bề ngoài mà dễ nhận biết của bệnh HAC ( Huyết áp cao), đều do nguyên nhân từ chứng Hỏa Vượng ( khí nóng như thiêu đốt bốc lên đầu. Chứng này do Hỏa tà ( Tâm hỏa ) và Can hỏa gây nên. Có chứng này là do các nguyên nhân  sau:
 
* Chứng Tâm Thận Bất Giao: ( Thủy hỏa vị tế). Tâm (tim) thuộc hỏa, thận thuộc thủy, Thủy cần thăng lên, Hỏa cần giáng xuống, để thủy hỏa giao lưu ký tế, nhưng do thủy suy hỏa vượng, không thông với nhau thành chứng tâm thận bất giao, triệu chứng là đầu choáng váng, mất ngủ chóng quên, ù tai hoa mắt, tâm phiền bứt rứt, đau lưng mỏi gối ( Phép chữa : dưỡng tâm thận , dùng toa Giao thái Hoàn, tức là toa Lục vị gia Táo nhân, Bán hạ và ngũ vị )
 
* Chứng Can Hỏa Vọng Động: Tức là gan bị bệnh trì trệ huyết ứ gây nên triệu chứng, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, mặt và mắt đỏ, đau tức hai bên hông sườn, nóng, sốt ruột, mạch huyền.( cách trị : Dùng bài Tả Thanh Thang, nếu có chứng viêm gan thì dùng toa Long Đởm Tả Can Thang.
 
* Còn có chứng phụ, là do Thận thủy suy kiệt, không tư nhuận được can mộc ( Thủy sinh Mộc) gây nên triệu chứng mắt tối sầm, đầu thỉnh thoảng nhức từng cơn, hoa mắt chóng mặt, đau nhói sườn ( phép chữa Bổ thận thủy với toa Lục Vị Qui Thược)

* Chứng Hỏa Thịnh Tại Thượng Tiêu Và Trung Tiêu. Chứng này do nhiệt tà uất kế tại tam tiêu  mà gây nên. Gây nên đốt nóng tam tiêu làm bế tắc thủy đạo, Khí thủy không thăng lên được mà chế ngự hỏa Tà ´
  
* Chứng Can Khí Uất Kết: Gan chủ về sự điều tiết máu huyết trong cơ thể, nếu Gan bị bệnh, do viêm nhiễm, hay quá tải do làm việc nhiều, như ăn uống nhiều chất mỡ, bia rượu, thuốc lá, dùng quá nhiều hoá dược v..v..sẽ gây nên chứng khí huyết uất kết trì trệ ở gan, chứng này có các triệu chứng hay giận dữ, nhức đầu, đau hông sườn, nếu can khí thăng phát thái quá, can hoả thăng lên, gây ra đau đầu choáng váng, nếu can dương hoả thịnh, thì đau đầu kịch liệt, mắt đỏ ù tai. Nếu như can hoả đạt đến cực thịnh thì gây nên chứng phong hoả ( đột quị)

Chỉ sơ điểm một vài nguyên nhân chủ yếu như vậy, để chứng tỏ hầu hết các nguyên nhân của chứng HAC đều do chứng Hoả Vượng mà thành. Hoả Tà là Tâm Hoả vọng động do tim suy không kiềm chế được khí hoả, để hoả khí bốc lên, mà nung đốt cả châu thân. Trong khi Khí Thận Thuỷ, không có năng lực thăng lên để hoá giải( Thận Hư). Loạn Hoả là do gan mất khả năng điều tiết, nên Khí Dương Mộc của Gan bốc lên mà đốt thành Loạn Hoả (Do thuỷ Thận không tu dưỡng được Mộc Gan mà nên). Tam tiêu bế tắc, Khí thuỷ không lưu thông, làm cho khí hoả không bị kiềm chế mà nung đốt thượng tiêu và trung tiêu đó là chứng Hoả Tặc, do thuỷ khí (thận)  không được thanh khiết, mà đưa thuỷ khí ô trược lên mà thành chứng bế tắc.
  
Lập phương hầu hết là các vị hoạt huyết, khu ứ, thông trọc và thanh nhiệt..., lại đắp ở dưới lòng bàn chân đó chính là diệu pháp của phương toa này. Hiểu nôm na là phương toa này như đem củi mà đốt dưới đáy nồi, cho hơi nước (thuỷ khí) bốc lên, để dập tắt 3 thứ Hoả đang hoành hoành ở phía trên ( Hoả Tà, Loạn Hoả và Hoả Tặc ). Đó là phép dụng thuốc cực kỳ linh hoạt, và táo bạo một cách huyền vi, là dùng Hoả Dược, đế dập tắt Hoả Khí. Thật là tài tình. Các dược thảo có tính nung đốt : Bạch hồ tiêu, Hạnh nhân, Đào nhân, được dược tính thanh tảo của Chi tử phò tá, được đặt vào nơi mà Khí Thuỷ ngưng kết là lòng bàn chân, và cũng là nơi có Huyệt Dũng Tuyền là khởi đầu của Thận Kinh, Thủ pháp này như nung cho kết thuỷ tan loãng ra và thăng tán theo Thận kinh kéo theo Chân Thuỷ như một cơn lốc xoáy vút lên cao mà để phá tan khí Hoả từ trong lòng của đám cháy.
Nếu ta  ví như chứng Hoả Vượng(HAC) như một đám cháy. Nếu dùng dược thảo có tính Hàn để bình thảo nó, nếu đám cháy quá lớn, thì dược thảo đưa vào đôi khi chỉ như xô nước nhỏ khó có thể dập tắt nổi. Phương toa trên đã khắc chế được nhược điểm đó, là như một tiếng nổ ở trung tâm đám cháy làm cho Lửa không có
điểm gốc để mà bám tựa bùng phát nữa.
   
Đó cũng là đặc điểm ưu việt của phương toa này, Khi thuỷ khí được đột ngột ào ào thông tán lên cao, cuồn cuộn như thác lũ đã cuốn phăng mọi chướng ngại, bế tắc trên thuỷ đạo của Tam tiêu, như một dòng sông đã được nạo vét, từ đó mà thuỷ khí được dễ dàng lưu thông, Thuỷ khí được lưu thông nên từ đó về sau có đủ để kiềm chế thượng Hoả. Đó là cái lý vì sao chỉ dụng toa có vài lần mà đã bình được bệnh là vậy.
  
Nhưng tại vì sao lại có người lại không khỏi bệnh, mà còn có xu hướng xấu thêm. Đó là vì Thận âm suy nhược, Thuỷ Khí đã cạn kiệt. Không có nước, thì có đốt bao nhiêu, lấy nước đâu mà bốc hơi. Vì vậy đối với người có Thận âm suy hư nặng, thì chưa nên dùng toa này vội ( xem chứng Thận âm suy ở phía trên). Mà trước nên tu dưỡng bồi bổ Thận Âm, làm cho Khí Thuỷ thịnh vượng lên, khi thuỷ khí đầy đủ hãy dụng toa ( Đổ nước vào nồi trước rồi mới đun- dụng toa). Thì toa này mới công hiệu với những người bị suy thận được. ( muốn tu dưỡng Thận âm nên dụng toa Lục Vị Hoàn:  Thục địa 32 gam, Hoài sơn 16 gam, Sơn thù 16 gam, Bạch linh 12 gam, Đan bì 12 gam, Trạch tả 12 gam. Hoặc là dụng toa Lục Vị Tri Bá tức là toa Lục vị Hoàn gia thêm tri mẫu 12 gam, Hoàng bá 12)

Còn vì sao lại là Nam đắp chân trái, nữ đắp chân phải. Đó là tuân  Y lý  Âm- Dương, Nam là dương, Nữ là âm. Trên cơ thể con người phía trái là Dương, phía phải là Âm, Nam đắp chân trái là thuận Dương mà hành khí, Nữ đắp chân phải là Thuận Âm mà hành khí. Đó là cũng là sự vi diệu của Y lý Đông phương vậy.
  
Như vậy là những điểm cốt yếu của Phương toa này đã được lý giải. Phương toa đơn giản, nhưng hiệu quả là thiết thực, bởi cách lập phương toa quá huyền vi mà thành.
  
Một điểm lưu ý nữa, trong phương toa này còn có một sự vi diệu nào đó mà không thể lý giải được. Đó là sự kết hợp giữa các vị thuốc này còn có một bí mật rất huyền kỳ mà ta chưa biết và rất khó giải thích. Vì khi chúng tôi sử dụng dược thảo có tính năng tương tự, đôi khi lại có tính nung đốt cao hơn để  thay đổi một vị, thử xem sao, thì phương toa vẫn có hiệu quả, nhưng không  tốt bằng phương cũ. Vì vậy lúc dụng toa, mong quí vị không nên thay đổi thành phần và lượng toa. Cứ giữ đúng như Toa nguyên bản mà làm.
  
Tóm lại đây là một toa thuốc quí, có độ tin cậy cao, đã qua thử nghiệm và phân tích nghiên cứu, có thể sử dụng để trị bệnh huyết áp cao và phòng chống đột quị, Chỉ nên lưu ý bệnh nhân nào có triệu chứng Thận suy, thì nên bồi bổ Thận âm cho khí thận thuỷ đầy đủ hãy dụng toa thì mới có kết quả.
   

Chúng tôi là hậu bối, tài học còn thô thiển, cho nên trong khi lý giải Toa thuốc, vẫn còn có nhiều khiếm khuyết. Mong quí vị Tôn sư, các bậc lão thành, trưởng thượng trong nghề, ai có ý kiến khác, mong quí vị chỉ giáo. Một vài lời góp ý của Quí vị đối với chúng tôi là bể học vô giá., đối với bệnh nhân là ân đức vô lượng.
        Cúi đầu đa tạ.
Thanh Long Quảng Nhẫn Lê Thuận Nghĩa