NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
(Thuận Nghĩa)
Bệnh nhân bị bại liệt sau đột quị có rất nhiều tình trạng khác nhau, tôi tạm thời chia thành 3 tình trạng chính
1)
Bệnh nhân bị liệt nửa người hoàn toàn, không có khả năng vận động, ít
có cảm giác ở tay chân, trí nhớ không còn minh mẫn, ăn uống và sinh hoạt
cá nhân không tự chủ được. Đây là trường hợp nếu muốn điều trị, cần
phải có sự có mặt trực tiếp của chuyên viên điều trị, tình trạng này khó
phục hồi, vì bệnh nhân đã suy giảm nhận thức, mất ý chí.
2)
Bệnh nhân vẫn có cảm giác đau ở tay chân, trí nhớ bị giảm sút nhưng ít,
vẫn còn nhận thức, tuy không còn minh mẫn như trước nhưng vẫn tiếp nhận
đầy đủ thông tin, ở tình trạng này nhiều bệnh nhân bị tổn hại khả
năng phát âm, nên phản xạ nói chuyện, đối đáp chậm, và khó khăn, đặc
biệt rất khó kiềm chế nuốt nước bọt, nên dớt dãi thường bị chảy. Ngón
tay và ngón chân co quắp lại, khớp vai sệ xuống, khớp gối nhão ra, vô
lực. Có nhiều khi tay bị liệt co rút vào trong thân, rất khó chịu và vất
vả. Tình trạng này nếu muốn điều trị theo phương pháp của tôi thì cần
phải có hỗ trợ tích cực của người nhà, hoặc nhân viên chăm sóc. Xác suất
phục hồi hoàn toàn 50 đến 70 %
3) Trường hợp thứ 3, là thần
kinh và nhận thức của người bệnh vẫn bình thường, minh mẫn. Duy chỉ có
não bộ bị tổn thương phần điều khiển chức năng vận động của tay
chân. Tình trạng này bệnh nhân vẫn còn nhạy cảm đau bình thường, nhưng
tay chân không tuân theo sự điều khiển của não bộ, như vô lực (bất
toại). Trường hợp này bệnh nhân có thể tự mình thực hiện liệu pháp mà
không cần sự giúp đỡ của người khác, khả năng phục hồi đi lại, và hoạt
động tay chân bình thường có thể đạt đến xác suất 90 đến 95 %.
Cả
3 trường hợp trên, bệnh nhân hầu như không bị một tổn hại nào về năng
lực nghe và nhìn ( đây là điểm cốt yếu để vận dụng liệu pháp có hiệu
quả)
Trong khuôn khổ mục đích của bài viết là liệu pháp
Tự Điều Trị, cho nên tôi chỉ đề cập liệu pháp chung cho trường hợp thứ
nhất và trường hợp thứ 2.
Liệu pháp gồm 2 phần Động Công và Tĩnh
Công, tức là luyện tập ở trạng thái Động và luyện tập ở trạng thái Tĩnh.
Luyện tập ở trạng thái Động gồm có 3 thao tác: Hét (chửi lộn)- Luyện
tập vận động Tay ( đấm bốc) - Luyện tập vận động Chân (đá banh). Luyện
tập ở trạng thái Tĩnh chỉ có một thao tác là luyện tập Lục Tự Khí Công (
ngồi thở).
1) Luyện tập ở trạng thái Động :
a)
Luyện Hét ( tôi thường gọi đùa là Chửi lộn). Đây là một môn công phu
được rút ra từ phương pháp Sư Tử Hống của Nhà Phật, gần như tiếng hét
ki-ai trong các môn võ thuật của Nhật bản. Sư tử hống, là một môn công
phu tích khí nội lực vào Đan điền sau đó phát ra một tần số rung động
khác thường, vượt ra ngoài ngưỡng nghe ( tai người thường không nghe
thấy). Nhưng hàm chứa một năng lượng phi thường có thể làm đổ vỡ đồ vật
hoặc gây nội thương cho người nghe (Hình chụp trên cùng là chụp tôi đang
chuẩn bị vận khí dùng tiếng hét trợ giúp cho bệnh nhân chữa trị bại
liệt), Kỹ thuật dùng cho bệnh nhân là kỹ thuật hét như vậy, nhưng không
phát ra ngoài mà hét ngược lên đầu, nhằm lợi dụng năng lượng nội tại đó
chấn động lên vùng não bị tổn thương, kích thích phục hồi khả năng vận
động.
* Kỹ thuật luyện tập như sau:
Bệnh nhân ngồi trên ghế,
hay trên giường thõng hai chân xuống tự do, lưng thẳng, đầu hơi cúi
xuống, cổ, gáy, và thắt lưng tạo thành một đường thẳng tương đối. Từ từ
hít sâu vào bằng mũi, bụng dưới phình ra, khi cảm tưởng như hơi đã gần
đầy thì tưởng tượng như hơi được bơm lên dọc cột sống, bằng thủ thuật là
nhíu nhíu hậu môn như bơm hơi lên vậy, rồi tưởng tượng như luồng khí
chạy lên đỉnh đầu, khi hơi thở đã luyện tập tương đối thành thục, thì
tưởng tượng đưa hơi vào phía não bộ bị tổn thương ( ngược với bên bị bại
liệt), rồi tức thì thóp bụng lại hét ra một tiếng thật lớn bằng âm sắc
của chữ " G...ồ."
Viết thì dài nhưng quá trình thực hiện rất ngắn.
Bí quyết để thực hiện tiếng hét này thành công là bệnh nhân phải tập làm
quen với phương pháp thở bụng trước. Tức là hơi thở hít vào bằngmũi,
phình bụng ra, thở ra bằng miệng và đồng thời thóp bụng lại.
b)
Luyện tay: Sau khi thực hiện tiếng hét "Gồ" như đã trình bày trên 3
lần. Bệnh nhân tưởng tượng hai tay mình như đang tập đấm bốc vào một bao
cát treo trước mặt( nếu có bao treo càng tốt). Tay không bị liệt dứ dứ
trước mặt như tư thế của người đấm bốc thật sự. Đồng thời tượng tượng
tay bị liệt cũng ở tư thế đó. Bệnh nhân có thể nhắm hờ mắt, hoặc nhìn
vào bao treo trước mặt. Hít vào một hơi thở như hơi thở của Tiếng hét Gồ
ở trên. Rồi khi hét lên tiếng hét Gồ đồng thời vung tay không bị liệt
đánh ra phía trước, và tưởng tượng như dốc toàn bộ tiếng hét vào tay.
Tiếp tục như vậy, hơi thở thứ hai dành cho tay bị liệt, lúc này bệnh
nhân vừa phải thực hiện thao tác thở, vừa nhắm mắt chuẩn bị tưởng tượng
ra đòn bằng tay bị liệt, khi tiếng hét vừa bung ra, cũng đồng thời dồn
tiếng hét đó vào tay liệt, ra đòn trong tưởng tượng. Tiếp tục như vậy
khoảng 3 lần thì nên chuyển sang luyện chân
c) Luyện chân:
Phương
thức hoàn toàn như luyện tay, nhưng thay vì bao cát, thì treo một quả
bóng, cao ngang tầm đầu gối, phía mũi bàn chân, và thực hiện đá kết hợp
với tiếng hét Gồ như trên, chân lành thực hiện trước, chân liệt thực
hiện sau
* Lưu ý:
Luyện tập này rất hao tổn sức lực và sinh
khí, vì vậy mỗi một lần tập nên thực hiện 3 lần là đủ, có thể tập nhiều
lần trong ngày.
Hiệu quả sẽ trong thấy rất rõ rệt sau độ 20 ngày đến một tháng.
( Tôi đã bị một quả đấm bất thình lình từ bàn tay liệt của một bệnh nhân tống vào mặt, rất đau nhưng cũng rất vui)
2)
Luyện Tĩnh Công: là phương pháp luyện Lục Tự Khí Công, theo liệu pháp
Dưỡng Sinh, hoàn toàn giống như đã trình bày ở Bài Lục Tự Khí Công, Quí
vị có thể mở ra ở Blog thuannghia này để nghiên cứu, vì điều kiện, tôi
không thể viết lại ra đây một lần
nữa.
Quí vị hãy tin
tưởng vào liệu pháp này, vì nó đã đúc kết kinh nghiệm chữa trị bại liệt
nhiều năm của tôi. Hơn nữa Quí vị cũng đừng phó thác cho các liệu pháp
vật lý khác. Bởi tôi viết nên phương pháp này, khi trong Viện có hàng
chục loại máy móc, thiết bị tối tân nhất hiện nay, nhưng hiệu quả điều
trị rất khiêm tốn.
_____________________________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét