Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Tán hương công điều hòa toàn thân


 Cửu Chuyển Tán Sinh Công nhằm mục đích xử lý hết mọi phương diện đó trong cùng một lúc
 

Tán Hương Công bao gồm 9 thức theo khẩu quyết tâm pháp sau:
1-    Phi Long Chuyển Cốt gọi tắt là Phi Long
2-    Giáng Long Dịch Cân gọi tắt là Giáng Long
3-    Tiềm Long Náo Thủy gọi tắt là Tiềm Long
4-    Hoạt Long Đằng Vân gọi tắt là Hóa Long
5-    Phục Long Đảo Vị gọi tắt là Phục Long
6-    Huyền Long Thanh Thanh gọi tắt là Huyền Long
7-    Tàng Long Yểm Nguyệt gọi tắt là Tàng Long
8-    Liệt Hỏa Long Tranh gọi tắt là Hỏa Long
9-    Miên Miên Long Hội gọi tắt là Long Hội
10-  Hương Công Đáo Thành là câu kết Tâm Pháp

Sở dĩ các thức trong Tán Hương Công được lấy tên theo tượng của con vật huyền thoại là con Rồng là vì Tán Hương Công có 9 thức chuyển hóa. Mà con số 9 là tượng cực Dương trong Kinh Dịch và là tượng của Cửu Long trong quẻ thuần Càn. Vì lẽ đó mà Hóa Huyết Chuyển Sinh Hương mới được gọi là Cửu Chuyển Tán Hương Công là vậy.

Tán Hương Công được chia làm 4 Thành(phần) và 3Tầng (cấp độ)

4 Thành là bốn phần thứ tự bắt buộc phải luyện cho trọn vẹn cả công phu, người bắt đầu mới nhập môn và người đã có chiều sâu luyện tập đều phải thực hiện, đó là:
1-      Khởi Công: là các động tác khởi động, bao gồm có 2 thức là Phi Long Chuyển Cốt và Giáng Long Dịch Cân, tức là hai tư thế nhằm mục đích chuyển dịch gân cốt cho ngay ngắn, thân thể được thả lỏng dễ dàng, chuẩn bị cho các tư thế tiếp theo. Trong đó Giáng Long có thêm nhiệm vụ khai mở và kích hoạt khí hóa của Tam Tiêu
2-      Chuyển Công: là các động tác có chức năng, tác dụng lay chuyển khai mở kinh mạch huyệt vị, chuyển dịch, vận động khí hóa và huyết dịch khắp kinh mạch và châu thân...Bao gồm 3 thức, Tiềm Long Náo Thủy, Hoạt Long Đằng Vân và Phục Long Đảo Vị
3-      Hóa Công: Là các động tác có tác dụng huyền hóa, kích thích sự biến hóa qua lại giữa Tinh/Khí/ Thần/Thủy Dịch và Hương Sắc. Bao gồm các thức Huyền Long Thanh Thanh, Tàng Long Yểm Nguyệt và Liệt Hỏa Long Tranh
4-      Hòa Công: Là động tác cuối cùng tức là Miên Miên Long Hội. Cũng có nghĩa là hội tụ tinh hoa của Cửu Long, đây chính là thức hoàn công, lấy lại công lực, tích liễm nội lực và phát tiết tinh hoa của cả Cửu Long. Và chính ở thức này, nếu đạt được trình độ liễu nghiệm cao, cơ thể có thể tự toát ra mùi hương của thiên nhiên hoa lá cỏ cây, có thể làm cho chim muông, bướm và côn trùng tụ về bay lượn xung quanh (Kinh sách nói vậy, tôi chưa chưa chứng ngộ ai đã được cảnh giới này cả...)
    
Ngoài ra người có căn cơ cao, và khả năng luyện tập bền bỉ, ăn uống thanh đạm, đời sống an nhiên, không vọng tưởng nhiêu khê, trì luyện Tán Hương Công lâu dài có thể đạt được cảnh giới liễu nghiệm của Tiềm Tức và Qui Tức, lúc ấy cơ thể không những có mùi thơm mà còn có hào quang phát ra và thân thể bất hoại khi đã thăng lên Tiên Giới hay Tây Phương Cực Lạc (Kinh Sách nói thế, tôi chưa chứng nghiệm được người nào có khả năng này)
   
Bởi vì Tán Hương Công có liên quan đến ba loại hình thâu nhiếp hô hấp trong Khí Công và Thiền Định nên trong phần này tôi sẽ trình bày qua các cách thâu nhiếp hô hấp của Khí Công.

Dù là môn công phu Khí Công, Dưỡng Sinh hay môn Thiền Định nào, có các cách thâu nhiếp hơi thở như thế nào cũng phải tuân thủ theo một nguyên tắc cơ bản nhất là thuận theo tự nhiên. Đó là Mũi dùng để thở, Miệng dùng để ăn. Hít vào là thu nạp, thở ra là bài tiết. Vì vậy hơi thở dù là hít vào hay thở ra đều phải ngậm miệng và chỉ thở bằng mũi đó là hơi thở thuận lý của Tự Nhiên.

Không nên tranh cãi là nên thở ra bằng mũi hay bằng miệng. Ngoại trừ trong một vài thức của Hành Tức (Tức tiếng là chữ Hán Nôm chỉ sự hô hấp), người ta có thực hành thở ra bằng miệng nhằm mục đích đào thải triệt để trọc khí ra ngoài. Cho nên người có công phu hàm dưỡng nội hàm cao thường là người rất kiệm lời, vì họ sợ bị tán khí là vậy


https://www.youtube.com/watch?v=oz2oMZosfI0

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét