Sách Linh Khu Tố Vấn
-         Bệnh Phong bắt đầu từ đâu mà trị
-         Trước dụng Tam Tiêu

-         Bệnh Thấp lấy gì làm chủ
-         Tam Tiêu làm chủ

-         Hư Hàn thủ trọng nơi đâu
-         Trọng Tam Tiêu
....
-         Chứng hỏa vượng gây huyễn vựng, đâu đầu chóng mặt, ù tai, mặt phừng mắt đỏ, kinh giật, phong trụy... nên trị từ đâu (Áp huyết cao)
-         Tam Tiêu

-         Chứng bần huyết, xâm xẩy mặt mày, bồn chồn mất ngủ, tâm trí hư phiền nên dụng nơi nào
-         Tam Tiêu
  ......
-         Nặng đầu, đau đầu, chóng mặt. Hồi hộp, đánh trống ngực. Đau vùng trước ngực, đau cấp ở tim. Bức rức, nặng mỏi, tê buốt ở chi. Tiểu đậm màu, lưỡi đỏ, có vết tím bầm. Mạch tế hoặc sác.... Tay chân lạnh, vã mồ hôi. Mặt môi xanh tím. Đau tức ngực, nghẹt thở …( Cơn đau thắt ngực. Thiếu năng vành.)...nên trị từ đâu
-         Tam Tiêu
.....

-          Đàm hỏa nhiễu tâm.Vật vã, mất ngủ. Miệng đắng, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng dầy. Dễ kinh sợ.  Cười nói huyên thuyên. Thao cuồng, đáng mắng người. Mạch hoạt, hữu lực. Đàm mê tâm khiếu.Tinh thần đần độn. Cười nói một mình Đột nhiên ngã lăn, đờm khò khè. Rêu trắng dày. Mạch huyền hoạt. (Tâm thần phân liệt thể hưng phấn. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm.) Trị như thế nào
- Thanh Tâm tả hỏa trừ đàm khai khiếu.  Thủ dụng Tam Tiêu.
  .....

Chứng: cảm giác nóng trong người. Sốt về chiều và về đêm. Cơn nóng phừng ở mặt, ở ngực. Mặt đỏ, tay chân nóng. Ra mồ hôi tay chân. Mất ngủ, hay mộng mị, nói mơ. Bức rức, giảm trí nhớ. Ngũ tâm phiền nhiệt. Tiểu đỏ, ít. Mồ hôi trộm. Đầu lưỡi khô. Rêu lưỡi khô. Mạch tế sác, vô lực(- Rối loạn thần kinh chức năng.Rối loạn thần kinh tim. Rối loạn thần kinh thực vật sau viêm nhiễm kéo dài. Suy nhược thần kinh.). Nên trị ra sao
-          Khai khiếu Tư dưỡng Tâm âm, an thần. Tư âm giáng hỏa, tiềm dương an thần. Trọng thủ Tam Tiêu
.....
-          Vì sao Tam Tiêu lại hệ trọng như vậy (TN)
-          Là vì Tam Tiêu liên hệ giữa tạng phủ với nhau do con đường của Tam tiêu, Tam tiêu là màng mỡ. Gốc của nó phát ra từ Thận hệ tức Mệnh môn. Phần trên của nó quy kết ở Tâm bào lạc, Tam tiêu bao gồm cả lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch, có những công dụng hô hấp, tiêu hóa thức ăn uống hấp thụ, bài tiết, hóa sinh khí huyết nên mới nói Tam tiêu có quan hệ với công năng khí hóa của toàn bộ cơ thể. Chủ trì các khí, lưu thông khí huyết tân dịch. Thông điều đường thủy dịch.
 
-          Tam Tiêu là cơ quan nào trong cơ thể.

-          Trong 12 kinh mạch chính có 11 Kinh Mạch gắn liền với 11 Cơ quan nội tạng. Đó là Tim- Tâm Kinh, Phổi- Phế Kinh, Gan- Can Kinh, Thận- Thận Kinh, Lá Lách- Tỳ Kinh, Dạ Dày- Vị Kinh, Mật- Đởm Kinh, Bộng Đái- Bàng Quang Kinh, Ruột Già- Đại Trường Kinh, Ruột Non- Tiểu Trường Kinh. Chỉ riêng Kinh Tam Tiêu là không gắn liền với một cơ quan thực thể nào hết. Nhưng thực sự là nó có hiện diện, vì chức năng hoạt động của nó. Bởi vậy nó chính là Thái Cực, là tổng hội của Lục Phủ Ngũ Tạng. Cũng chính vì vậy mà trong các căn bệnh trầm kha đều lấy Tam Tiêu làm trọng. Không những là phương toa thủ huyệt của Châm Cứu, cách Thảo Toa ra phương thảo dược mà trong Khí Công Dưỡng Sinh cũng lấy Hoạt Lý Tam Tiêu làm nền tảng khai thông, hành khí hoạt huyết. Ví dụ trong Dịch Cân Kinh, Bát Đoạn Cẩm, Chuyển Cốt Công, Ngũ Cầm Hý, Ngũ Hành Khí Công, Lục Tự Quyết, Khí Công Tâm Pháp Biệt Truyền...những môn Tuyệt Đại Công Phu ấy đều lấy việc kích hoạt Tam Tiêu làm nền tảng khởi đầu công phu trì luyện.